Diện tích : 550 000km2
Đất nước rộng lớn nhất Tây Âu (gần 20% diện tích của Liên minh châu Âu)
Vùng biển rộng lớn (vùng đặc quyền kinh tế trải rộng trên 11 triệu km2)
Đồng bằng : chiếm 2/3 tổng diện tích
Đỉnh cao nhất : Đỉnh Mont Blanc (4 807m)
5 500 km bờ biển
Vùng sản xuất nông lâm nghiệp : 45 triệu ha (82% diện tích chính quốc)
Diện tích rừng : 26% diện tích lãnh thổ (đứng thứ ba trong Liên minh châu Âu, sau Thụy Điển và Phần Lan)
60 186 184 triệu dân (theo thống kê của năm 1999)
Mật độ : 109 người trên một km2.
3 kiểu khí hậu : đại dương (miền tây), địa trung hải (miền nam), lục địa (miền trung và miền đông)
Nước Pháp, các thể chế và chính sách hiện đại
Tổng thống và Thủ tướng
Theo Hiến pháp năm 1958, người đứng đầu Nhà nước là trụ cột cho các thể chế. Đó là người đảm bảo để các thể chế vận hành tốt. Là người đứng đầu quân đội, chịu trách nhiệm cho độc lập dân tộc, Tổng thống có một số đặc quyền trong thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý một số dự thảo luật và giải tán Quốc hội. Trên thực tế, Tổng thống có một vai trò hàng đầu trong việc xác định các phương hướng của chính sách đối ngoại. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng, cũng như các thành viên của chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng, và chủ trì Hội đồng Bộ trưởng.
Thủ tướng Chính phủ, người chịu trách nhiệm về quốc phòng và có nhiệm vụ thực thi các đạo luật, lãnh đạo hoạt động của Chính phủ. Chính phủ xác định và thi hành chính sách Quốc gia. Chính phủ có bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Một hệ thống lưỡng viện
Với một Nghị viện có hai Viện, Pháp có một hệ thống lưỡng viện đóng một vai trò chính trong sự vận hành dân chủ. Thật vậy, thông qua hai viện, những khác biệt về chính trị và tranh luận ý kiến được diễn ra một cách rộng rãi.
Quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, đơn danh quá bán hai vòng, cho nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện được bầu cho nhiệm kỳ 6 năm, theo hình thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp và không thể bị giải tán như Quốc hội (577 đại biểu – bầu cử các ngày 9 và 16 tháng 6 năm 2002).
Hội đồng hiến pháp
Cơ quan này là một trong những phát kiến lớn của nền Cộng hoà thứ V. Hội đồng hiến pháp gồm chín thành viên, được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ 9 năm và không thể được tái bổ nhiệm. Ba thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm, trong sáu thành viên còn lại, ba thành viên do Chủ tịch Quốc hội và ba thành viên do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm. Khởi đầu với chức năng đảm trách theo dõi việc phân chia quyền lực giữa Nghị viện và Chính phủ, vai trò của Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng lên. Hội đồng hiến pháp ngày càng tăng cường kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật, trở thành cơ quan bảo vệ các quyền tự do cơ bản.
Mặt khác, Hiến pháp nhiều lần được sửa đổi để phù hợp hơn với những đòi hỏi mới của Nhà nước pháp quyền và những vấn đề bức thiết của châu Âu.
Một nền ngoại giao đã được khẳng định
Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của nền cộng hoà, chính sách đối ngoại của Pháp nhằm hai mục đích : gìn giữ độc lập quốc gia đồng thời phấn đấu vì sự phát triển của tình đoàn kết khu vực và quốc tế.
Bảo vệ Liên minh châu Âu
Bất chấp những kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 29 tháng 5 năm 2005, châu Âu luôn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Pháp. Tướng De Gaulle, các Tổng thống Georges Pompidou, Valéry Giscard d’Estaing, Mitterand và Chirac đã không ngừng phấn đấu cho việc xây dựng và phát triển Liên minh châu Âu để biến tổ chức này thành một cường quốc kinh tế và một cơ cấu chính trị được tôn trọng.
Hai mươi lăm nước thành viên Liên minh châu Âu tập hợp 450 triệu dân. Khối này sánh ngang với lục địa Bắc Mỹ về kinh tế và nhân lực. Liên minh châu Âu có đồng tiền của riêng mình là đồng euro (€), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 ở mười hai nước trong đó có Pháp, là một trong các vùng kinh tế quan trọng nhất trên thế giới.
Đấu tranh chống khủng bố
Những năm chiến tranh lạnh cũng như thời kỳ bất ổn kế tiếp sau đó đã đặt lên vai nước Pháp và các các quốc gia dân chủ khác những trọng trách lớn. Tham gia vào Khối Liên minh Bắc Đại Tây dương (OTAN), Pháp cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) và Quân đội Châu Âu. Là một trong năm cường quốc hạt nhân, Pháp đảm bảo việc duy trì và đưa đường lối răn đe của mình phù hợp với những thực tế chiến lược mới, đồng thời nỗ lực phấn đấu cho việc cấm hoàn toàn các vụ thử hạt nhân.
Mặt khác, sau thảm họa ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, nước Pháp đã khẳng định tình đoàn kết của mình trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Pháp đã tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình chống lại Al Qaùda.
Tăng cường vai trò của Liên hiệp quốc
Trên trường quốc tế – chiến tranh tại Irak đã khẳng định điều này- chính sách đối ngoại của Pháp là tôn trọng các nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn như hình thức phản ánh các lý tưởng cộng hoà. Chính vì vậy, từ năm 1945, nước Pháp không ngừng bảo vệ tổ chức này với khoản đóng góp tài chính đứng hàng thứ tư. Pháp cũng là một trong số năm thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Hiệp Quốc.
Ưu tiên phát triển bền vững
Các công cụ của chính sách hợp tác của Pháp đã được thay đổi để thích nghi với những mục tiêu mới.
Hoạt động hợp tác được xoay quanh hai trục lớn : một bên là ngoại giao – Ngoại giao và Hợp tác, và bên kia là tài chính – Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp. Thông qua Uỷ ban liên bộ về hợp tác quốc tế và phát triển (CICID), hoạt động hợp tác nhằm vào một khu vực đoàn kết ưu tiên (ZSP) bao gồm những nước mà Pháp mong muốn thiết lập quan hệ đối tác cho phát triển lâu dài. Từ nay đóng một vai trò bên cạnh những thể chế công cộng, xã hội dân sự tham gia vào việc nghiên cứu về những định hướng và phương pháp hợp tác quốc tế tại Hội đồng Cấp cao về hợp tác quốc tế (HCCI).
Hoạt động chủ yếu của các dự án và chương trình viện trợ cho phát triển được giao cho Cơ quan phát triển Pháp (AFD), cơ quan tài chính đóng vai trò điều phối chủ chốt.
Chính sách hợp tác của Pháp cũng nhằm vào việc tăng cường các hoạt động văn hoá và gia tăng các dự án song phương về khoa học kỹ thuật. Sự hiện diện của nước Pháp được thể hiện qua đông đảo các trung tâm và học viện văn hoá, các trường trung học và trường học theo chương trình Pháp (150 000 học sinh) và qua Alliance Franỗaise, có mặt ở trên 140 nước (hơn 1200 văn phòng).
Hợp tác khoa học kỹ thuật cũng rất tích cực. Các tổ chức như Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), Viện Y tế và Nghiên cứu Y học Quốc gia (INSERM) hay Viện Nghiên cứu khoa học Nông nghiệp Quốc gia (INRA) hoạt động tại nhiều nước.
Phát triển viện trợ nhân đạo
Khi dành một vị trí đặc biệt cho hoạt động nhân đạo trong chính sách đối ngoại, nước Pháp thể hiện mong muốn được tiếp tục ở cấp độ cao nhất những giá trị mà Pháp đã là nước đi tiên phong.
Các Tổ chức Phi Chính phủ của Pháp (ONG) hoạt động thường xuyên tại những nơi xẩy ra thiên tai và trong các cuộc xung đột vũ trang. Trong số đó, có các tổ chức Bác sỹ không biên giới (MSF), Bác sỹ thế giới (MDM), Dược sỹ không biên giới (PSF), Hoạt động Quốc tế chống lại nạn đói (AICF), Cân bằng.
Nước Pháp, một đất nước hấp dẫn
Cơ quan đầu tư quốc tế Pháp (AFII), do bà Clara Gaymard, Đại sứ ủy quyền về đầu tư quốc tế làm Chủ tịch, là cơ quan của chính phủ chuyên trách về khuyến khích, thăm dò và tiếp nhận đầu tư quốc tế tại Pháp. Với hệ thống mạnh mẽ gồm 22 văn phòng và 75 đại biện tại nước ngoài (Bắc Mỹ, châu á, châu Âu) và được sự cộng tác chặt chẽ của các văn phòng Vụ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại, AFII tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong các dự án hoạt động và phát triển tại Pháp. Cơ quan này làm thành một mạng lưới có thẩm quyền thực thi, đặc biệt thông qua sự hợp tác với các địa phương của Pháp với sự liên hệ của với Cơ quan ủy quyền về Qui hoạch Lãnh thổ và Hoạt động Khu vực, và là nơi đối thoại thường xuyên với các tác nhân kinh tế.
Nước Pháp, một chính sách văn hóa năng động
Một nền văn hóa không biên giới
Hình ảnh nước Pháp không thể tách rời khỏi nền văn hóa Pháp : du khách nước ngoài biết rõ điều này, rất đông du khách tham quan bảo tàng Louvre hay Trung tâm Georges Pompidou và tham dự vào các buổi biểu diễn của nhà hát Opera-Bastille hay Comédie-Franỗaise. Sự sôi động của nền nghệ thuật đôi lúc được gắn với chính sách văn hóa truyền thống độc đáo của Pháp với sự tác động thường xuyên của Nhà nước.
Cũng phải nhấn mạnh đến cam kết hỗ trợ văn hóa của các hiệp hội và doanh nghiệp. Các hiệp hội sử dụng gần 20 000 nhân công. Một số hiệp hội gắn hoạt động của mình với một công trình hay một bảo tàng và tham gia vào các hoạt động phục chế thường có sự cộng tác của các đối tác nước ngoài hay các nhà tài trợ, như quá trình tu bổ kiên nhẫn và lâu dài lâu đài Versailles.
Tài trợ tư nhân là một hiện tượng đã có từ lâu trong lĩnh vực văn hóa nhưng sự phát triển tài trợ của các doanh nghiệp, tương tự như hoạt động tài trợ doanh nghiệp đã có từ lâu tại Mỹ, là hiện tượng gần đây mới xuất hiện. Thông qua đạo luật ngày 23 tháng 7 năm 1987, nhà nước đã thiết lập một khung pháp lý cho các hoạt động trên, với các khoản đóng góp hàng năm lên tới hơn 150 triệu euro dành cho các ngành nghệ thuật. Việc lập các quĩ hay tài trợ cho các hoạt động có uy tín giờ đây trở thành chính sách truyền thông của nhiều tập đoàn lớn. Các Quĩ Cartier dành cho nghệ thuật tạo hình, Vuitton cho nghệ thuật âm nhạc, GAN cho điện ảnh và các Quĩ khác, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa và giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ. Các hoạt động bảo vệ di sản vốn rất tốn kém cũng được các doanh nghiệp chi trả hay đồng tài trợ : EDF đã tham gia vào công tác trùng tu mái vòm lâu đài Invalides, Kodak tham gia công tác tái tạo hang động Lascaux.
Phổ cập việc tiếp cận với văn hóa
Chính quyền tích cực tiến hành chính sách phổ biến văn hóa, trước hết thông qua nỗ lực giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên. Vị trí được dành cho giảng dạy nghệ thuật- chủ yếu là âm nhạc và nghệ thuật tạo hình- trước đây vốn khiêm tốn, đã được phát triển rộng hơn rất nhiều. Một hệ thống dày đặc các học viện âm nhạc cấp khu vực và thành phố, cho phép thực hành âm nhạc, kịch nghệ và nghệ thuật múa chỉ với ít chi phí. Cuối cùng : nhiều cơ sở chất lượng cao được dành cho công tác đào tạo các nghệ sĩ chuyên nghiệp tương lai : hai Nhạc viện quốc gia, Trường Mỹ thuật quốc gia, Trường kịch nghệ quốc gia, Trường Nhiếp ảnh quốc gia và Quĩ Châu Âu các nghề hình ảnh và âm thanh (FEMIS).
Các đài truyền hình công cộng từ lâu đã dành một phần chương trình cho lĩnh vực văn hóa. Ngoài ra, từ năm 1992, công chúng được xem một kênh dành riêng cho văn hóa, đài truyền hình Arte, đây là thử nghiệm đầu tiên kiểu này ở Châu Âu, do Pháp và Đức phối hợp tiến hành, với các chương trình song ngữ. Ngoài Arte, kênh chỉ phát sóng vào buổi tối, còn có kênh giáo dục La Cinquième, kênh truyền hình tri thức phát sóng suốt ngày.
Các thư viện là một trong số các địa điểm văn hóa được nhiều người lui tới nhất ở Pháp. Ngoài các thư viện trường học và đại học, có khoảng 3000 thư viện thành phố. Mỗi một tỉnh quản lý một thư viện cho mượn, toàn bộ các thư viện tỉnh có gần 21 000 điểm phục vụ trong đó có 17 000 điểm cố định và 4000 điểm lưu động, kiểu ô Thư viện xe buýt ằ. Paris có các thư viện nổi tiếng như thư viện của Trung tâm Georges Pompidou, Thư viện Arsenal, các thư viện Saint-Genevière và Mazarine. Thủ đô có Thư viện Quốc gia Pháp, mở cửa năm 1996, có khả năng chứa 30 triệu tác phẩm và tiếp nhận các kho sách, bản in, ấn phẩm định kỳ và kho âm thanh của Thư viện quốc gia Richeulieu trước đây.
Nước Pháp, tham vọng quốc tế
Nước Pháp thể hiện tiếng nói của mình vì lợi ích của hòa bình mà không hề từ bỏ các liên minh và quan hệ hữu nghị của đất nước.
Là yếu tố mới trong quan hệ quốc tế, khủng hoảng sinh ra từ chiến tranh Irak khiến cho tiếng nói này trở nên cần thiết và có sức lan tỏa đặc biệt, đồng thời cho thấy Pháp vẫn tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố vì một thế giới cân bằng hơn.
Cộng đồng Pháp ngữ
Có hơn 170 triệu người nói tiếng Pháp trên thế giới và được phân bổ trên cả năm châu lục.
Nước Pháp có tham vọng mở rộng việc truyền bá ngôn ngữ của mình. Pháp cũng nỗ lực biến cộng đồng Pháp ngữ thành một cơ cấu hợp tác ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị. Nhiều thể chế góp phần vào mục tiêu này :
Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF)
Cơ quan Liên Chính phủ Pháp ngữ (AIF)
Tổ chức Nghị viện Pháp ngữ quốc tế (AIPLF)
Tổ chức các trường Đại học sử dụng hoàn toàn hay một phần tiếng Pháp (AUPELF)
Trường đại học Sedar Senghor d’Alexandrie
Mạng lưới trường Đại học nói tiếng Pháp (UREF)
Đài TV5 Quốc tế
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI)
Tổ chức Báo chí Pháp ngữ quốc tế (AIPF)
Hiệp hội quốc tế các Phóng viên Báo chí Pháp ngữ (UIJPLF)
Cộng đồng các Đài phát thanh quốc gia Pháp ngữ (CRPLF)
Song song với hoạt động phát triển tiếng Pháp, OIF góp phần vào quá trình dân chủ hóa và phát triển của các nước thành viên. Trên bình diện rộng hơn, tiếng nói của khối Pháp ngữ được lắng nghe trong các cuộc thảo luận quốc tế lớn (WTO, giải trừ vũ khí, nợ của các nước Nam bán cầu…). Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ IX của khối Pháp ngữ đã được tổ chức tại Beyrouth vào mùa thu năm 2002.
Sự hiện diện của Pháp trên thế giới
Có 1 774 200 người Pháp sống ở nước ngoài, phân bổ theo vùng địa lý như sau :
52,7% tại Châu Âu, 934 444 người
25,4% tại Châu Mỹ, 450 831 người
8,2% tại Bắc Phi, Trung Đông và Cận đông, 145 000 người
8% tại cận Sahara châu Phi, 142 013 người
5,7% tại Châu á và châu Đại dương, 101 919 người