Wednesday, 27 November 2024
News

Malaysia, sự lôi cuốn kỳ diệu

Là một quốc gia nằm ở 7 độ vĩ Bắc, Malaysia là một đất nước không rông, với diện tích chỉ 329.758 km2. Lãnh thổ Malaysia chia làm hai vùng: Vùng lãnh thổ phía Tây và vùng lãnh thổ phía Đông.
1.Diện tích, vị trí địa lý, thủ đô. Là một quốc gia nằm ở 7 độ vĩ Bắc, Malaysia là một đất nước không rông, với diện tích chỉ 329.758 km2. Lãnh thổ Malaysia chia làm hai vùng: Vùng lãnh thổ phía Tây và vùng lãnh thổ phía Đông. Vùng lãnh thổ phía Tây: Phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp Singapore, phía Tây là biển Đông và eo biển Malacca. Vùng lãnh thổ phía Đông: Phía Nam giáp Indonesia, phía Tây và phía Bắc là biển Đông, phía Đông Bắc là biển Sulu.

Malaysia có 13 bang, trong đó 11 bang nằm ở bán đảo Malaysia (phía Tây đất nước), hai bang Sabah và Sarawak nằm trên đảo Kalimantan (phía Đông đất nước). Thủ đô Kuala Lumpur. Trung tâm hành chính mới của Malaysia nằm ở Putrajaya (thành phố thông minh), cách Kuala Lumpur khoảng 30 km đường bộ.

2. Khí hậu, dân số, ngôn ngữ, tôn giáo

Malaysia có khí hậu nhiệt đới, quanh năm nắng nóng, mưa nhiều (2000 – 2500mm), nhiệt độ trung bình khoảng 21-32 độ C, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam. Mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Từ tháng 11 đến tháng 2 là mùa mưa ở vùng lãnh thổ phía Tây và các bang ở vùng lãnh thổ phía Đông.

Dân số Malaysia là 25 triệu người (năm 2005). Người Malay và người bản địa chiếm gần 60% dân số, người Hoa chiếm 30%, người Ấn chiếm 8%, còn lại là các chủng tộc và các nền văn hoá khác. 4/5 dân số Malaysia sống ở vùng lãnh thổ phía Tây.

Ngôn ngữ chính của Malaysia là tiếng Bahasa Melayu (Malay). Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó còn có các ngôn ngữ khác như tiếng Hoa phổ thông và các phương ngữ khác của tiếng Hoa, tiếng Tamil, tiếng Punjabi.

Tôn giáo chính thức của Malaysia là đạo Hồi. Tuy nhiên, mọi người có quyền tự do hành đạo. Sự phong phú của các nơi thờ cúng là minh chứng cho điều này. Hồi giáo ở Malaysia khá khoan dung, không tuân theo tín ngưỡng của những kẻ cực đoan.

3. Tóm tắt lịch sử.

Lịch sử Malaysia bắt đầu với việc thành lập vương quốc hồi giáo Melaka. Trong thế kỷ XIII, vương quốc này là hải cảng chính cho lái buôn cả phương Đông lẫn phương tây. Các sự kiện xảy ra ở Trung Quốc và Đế chế La Mã thúc đẩy thương gia Ấn Độ phải tìm kiếm một hải cảng mới cho công việc kinh doanh đang phát đạt của họ và Melaka nằm ở vị trí không bị ảnh hưởng của gió mùa, nên tàu bè có thể hoạt động quanh năm. Điều này càng củng cố vững chắc vị trí của Malaka. Những mặt hàng chính được buôn bán là gia vị và các loại hàng quý khác. Melaka trở thành hải cảng lớn của thế giới, nhất là đối với lái buôn Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc. Vị trí của Malaka bị nhiều kẻ ghen tị, dẫn tới cuộc xâm lăng của người Bồ Đào Nha năm 1511. Năm 1641 người Hà Lan đánh bật người Bồ Đào Nha, người Hà Lan cai trị mảnh đất này tới tận năm 1815 khi họ bị đế chế Anh lật đổ. Người Anh cai trị và củng cố các bang Malay nằm trên bán đảo cũng như các bang Sabah và Sarawak trên đảo Borneo, họ gọi vùng đất này là Khu thuộc địa định cư eo biển. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào dân tộc trỗi dậy ở Malaysia. Ngày 31/08/1957, liên bang Malaya tuyên bố độc lập từ tay Đế chế Anh. Phong trào dân tộc do Tunku Abdul Rahman dẫn đầu. Tunku Abdul Râhmn sau này trở thành thủ tướng đầu tiên của liên bang Malay. Malaysia khi đó gồm 13 bang (trong đó có Singapore, Sabah, Sarawak) và hai lãnh thổ liên bang, được thành lập năm 1963. Năm 1965, Singapore tách khỏi Liên bang, được thành lập năm 1963. Năm 1965, Singapore tách khỏi liên bang. Điều này bị nước láng giềng Indonesia phản đối, dẫn đến tình trạng đối đầu giữa hai nước. Tình trạng đối đầu chấm dứt khi Tổng thống Indonesia Sukarno kết thúc nhiệm kỳ một năm sau đó.

4. Kinh tế, giao thông.

Tuy là nhà sản xuất cao su, dầu cọ, gỗ, thiếc lớn nhất thế giới, nhưng ngành chế tạo và dịch vụ của Malaysia đã trở thành những ngành có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hàng điện tử xuất khẩu là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Malaysia là một trong số ít các nước châu Á có ngành công nghiệp sản xuất ôtô. Sự ổn định kinh tế và chính trị thu hút được một lượng lớn đầu tư nước ngoài. Đối tác thương mại của Malaysia gồm Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Anh, Đức.

Là bán đảo có diện tích không lớn nhưng Malaysia có một hệ thống giao thông với cơ sở hạ tầng rất hiện đại, thuận tiện với giá cả rất hợp lý không chỉ đáp ứng mọi phương tiện đi lại của người dân trong nước mà còng phù hợp các nhu cầu khác của khách du lịch nước ngoài. Phương tiện giao thông chủ yếu ở Malaysia tà tàu hoả và taxi. Giữa các thành phố lớn của Malaysia đều có đường sắt, du khách chỉ cần dùng thẻ du lịch là có thể đi tàu hoả. Ngoài ra, hệ thống xe buýt công cộng và xe khách đường dài đều được trang bị điều hoà nhiệt độ và đầy đủ tiện nghi, giá vé cũng phải chăng đã nối liền hầu hết các thành phố, thị trấn ở Malaysia. Còn lại các thành phố lớn, xe taxi cũng rất thuận tiện và rẻ. Đặc biệt hơn, từ đất liền, Malaysia có rất nhiều tàu biển hiện đại vào loại tốt nhất thế giới với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ như một khách sạn để đưa du khách tới thăm các đảo du lịch nổi tiếng như Penang, Langkawi.

Những thông tin cần cho khách khi đi du lịch Malaysia

1.Tiền tệ

Đơn vị tiền tệ của Malaysia là đồng Ringgit (RM)

1 RM có 100 xu, 1 USD = 3,8 RM, RM=4.000 VNĐ

Tất cả các loại tiền tệ mạng vào hay mang ra khỏi Malaysia đều phải khai báo qua tờ khai du lịch, được phát tại các điểm XNC của Malaysia. Theo quy định của chính phủ, người không phải công dân Malaysia được phép đem vào hoặc mang ra khỏi Malaysia không quá 1.000 RM mỗi lần, nhưng không hạn chế ngoại tệ. Tất cả các ngân hàng thương mại không được phép trao đổi ngoại tệ. Tuy nhiên các khách sạn lớn chỉ được phép mua hoặc nhận ngoại tệ thông qua chi phiếu hoặc séc du lịch.

2. Múi giờ.

Giờ Malaysia trước 8 tiếng so với giờ GMT, trước 1 tiếng so với Việt Nam. Malaysia không áp dụng chế độ giờ mùa hè, giờ mùa đông.

3. Thủ tục XNC, hải quan và quy định về hình phạt

Đối với du khách Việt Nam đi du lịch Malaysia dưới 30 ngày không cần xin visa vào Malaysia.

Ở Malaysia, máy ảnh, đồng hồ, bút mực, máy radio-cassette cầm tay, nước hoa, mỹ phẩm, bật lửa được miễn thuế. Mỗi người khi nhập cảnh vào Malaysia có thể mang theo 200 điếu thuốc lá. Du khách mang theo hàng thuộc diện phải nộp thuế phải đặt cọc một số tiền để tạm nhập. Du khách sẽ được nhận lại một phần. Thường là khoảng 50% số tiền đó, khi rời Malaysia (bạn nhớ mang theo hoá đơn khi mua hàng, biên lai thu thuế hoặc biên lai thu tiền đặt cọc). Các mặt hàng phải nộp thuế bao gồm thảm, quần áo, phụ kiện quần áo, đồ trang sức, sô-cô-la, túi xách tay, rượu mạnh, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lá điếu. Để nhận lại tiền, du khách phải xuất trình món hàng đó khi rời khỏi Malaysia. Những mặt hàng chịu sự kiểm soát ngặt nghèo gồm: thuốc chữa bệnh, trang thiết bị kinh doanh, tiền tệ, sách hoặc các vật phẩm in ấn khác. Các vật phẩm thuộc diện cấm nhập cảnh gồm các mặt hàng: Vũ khí, ma tuý và các chất gây nghiện, văn hoá phẩm đồi truỵ.

Bất cứ sự thiếu hiểu biết nào về các quy định về hình phạt đều không được luật pháp Malaysia chấp nhận. Do đó du khách nên biết để tránh vi phạm pháp luật của nước sở tại. Hình phạt có thể là trục xuất, bắt giữ hoặc bỏ tù. Malaysia thi hành nghiêm luật chống ma tuý. Người bị kết án buôn bán matuý có thể bị bỏ tù hoặc tử hình. Theo luật pháp Malaysia, chỉ cần mang trong người 15 gam heroin hoặc 200 gam marijuana là bị kết tội buôn bán ma túy.

4. Điện thoại, giờ mua sắm, giờ ngân hàng hoạt động

Thẻ trả trước, thẻ gọi quốc tế trực tiếp cho phép sử dụng điện thoại di động không cần đăng ký được bán rộng rãi với giá rất phải chăng. Dịch vụ Internet cũng rất phổ biến, nhất là ở các đô thị. Hầu hết các Internet café sử dụng kết nối tốc độ cao. Các quán áp dụng mức giá khác nhau nhưng đa số dưới 5 RM (dưới 20.000 VNĐ/giờ)

Cửa hàng bách hoá và siêu thị thường mở cửa từ 10giờ sáng đến 10giờ tối, còn cửa hiệu nhỏ thường mở cửa từ 9h30 sáng đến 7 giờ tối. Ở thủ đô Kuala Lumpur và hầu hết các thành phố lớn đều có cửa hàng mở 24/24 giờ một ngày.

Giờ hoạt động của ngân hàng ở hầu hết các bang là 9.30 sáng-4.00 chiều (từ thứ Hai đến thứ Sáu), 9.30 sáng-11.30 sáng (thứ 7), chủ nhật đóng cửa.

Ở Kelatan và Terenganu: 9.30 sáng – 4.00 chiều (từ thứ Bảy đến thứ Tư), thứ Năm từ 9.30 sáng đến 11.30 sáng, thứ Sáu đóng cửa.

5. Phong tục tập quán.

Khi đến thăm Malaysia, du khách nên tìm hiểu một số tập quán của người dân địa phương.

Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo phải để giày, dépở ngoài. Một số nhà thờ Hồi giáo cung cấp khăn, áo choàng cho khách khi vào trong nhà thờ. Khi gặp nhau, người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay của ngưòi kia, sau đó chắp hai bàn tay lại. Người Malaysia rất kỵ việc xoa đầu và xoa lưng người khác. Gặp phụ nữ không được bắt tay và không được dùng tay chỉ vào người khác. Người Malaysia dùng tay phải khi ăn, đưa hay nhận đồ vật bởi vì họ cho rằng tay trái không trong sạch. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, hở đùi ở những nơi công công. Nữ thường mặc áo dài tay. Ở Malaysia màu vàng là màu chuyên dùng của vương công quý tộc, cho nên trong các hoạt động chính thức hoặc tham quan hoàng cung, không được mặc quần áo màu vàng. Bạn nên gọi điện thoại trước khi đến thăm gia đình Malaysia. Khi vào nhà người Malaysia, bạn nhớ cởi giày, dép. Khách đến chơi nhà thường được chủ nhà mời đồ uống, bạn nên lịch sự đón nhận. Chủ đề tốt nhất để bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử nền văn minh Malaysia, cách nấu nướng món ăn ở các vùng của Malaysia. Tránh nhắc tối tranh chấp chủng tộc ở Malaysia, sinh hoat chính trị của các nước hồi giáo vì Malaysia là nước theo đạo Hồi. Ngoài ra, người Malaysia không thích người khác so sánh mức sống của họ với người dân nước khác. Món quà tặng tốt nhất cho các đối tác làm ăn là bút sắt, sổ công tác, danh thiếp và những đồ vật mang dấu công ty của đối tác, nhưng không nên tạng rượu (trừ người Hoa), bởi vì hầu hết người dân theo đạo ở Malaysia không uống rượu.

6. Những món ăn đặc sắc của Malaysia

Là vùng đất của nhiều vùng văn hoá và dân tộc, Malaysia có nhiều loại ẩm thực khác nhau. Người Malaysia thường mở đầu câu chuyện bằng hỏi: “Bạn đã ăn gì chưa?” Người Malaysia yêu thích nghệ thuật ẩm thực. Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người Malaysia, nên đi ăn cùng người địa phương là một trong những cách tốt nhất để làm quen với đất nước, nền văn hoá và con người Malaysia.

Các món ăn truyền thống của Malaysia thường gồm cơm hoặc mỳ luôn ăn kèm với các món thịt, cá, tôm được chế biến thành cà ri, xốt cay, hoặc chiên, nướng và bao giờ cũng kèm món rau xanh. Đặc điểm của đồ ăn Malaysia là cay và luôn nêm rất nhiều các loại gia vị địa phương.

a. Món Nasi Lemak

Nasi Lemak là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Malaysia. Nếu có một món ăn nào vượt qua được hàng rào văn hoá và sắc tộc thì đó chính là Nasi Lemak. Món ăn này được làm từ gạo, nấu với nước dừa, ăn cùng dưa chuột, lạc rang, cá khô, thịt nai khô, tương ớt. Đôi khi Nasi Lemak được ăn cùng với thịt gà, thịt bò, hải sản, hoặc cà ri cừu. Với hương vị đậm đà và độc đáo, Nasi Lemak chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả đối với các thực khách khó tính nhất.

b. Cơm gói lá chuối

Cơm gói lá chuối được làm từ cơm, rau các loại, thịt nấu từ cà ri, bánh tráng, và tất cả được bày trên một chiếc lá chuối tươi, sạch và xanh mướt. Mùi lá hoà quyện tuyệt vời với mùi hương của món ăn nóng hổi. Để thưởng thức món cơm gói lá chuối thật trọn vẹn, bạn nên dùng tay để ăn, giống người Malaysia vậy.

c. Nasi Padang

Cơm trắng được ăn kèm với các món thịt nấu cà ri và thường rất cay. Món ăn này luôn dọn ăn nóng, mùi cơm thơm phức luôn quyện với mùi cà ri ngào ngạt tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn.

d. Laksa Johor

Là món mì làm từ bột gạo, trộn cùng các loại cà ri cá, rưới nước sốt nóng và ăn kèm rau.

e. Mee Jawa

Mì rưới nước sốt cay ăn kèm với tôm nướng, khoai tây thái nhỏ và đậu phụ.

f. Soto Ayam

Là món súp gà cay, ăn kèm cơm và rau sắt nhỏ

Du lịch Online

Post Comment